Toàn khối 6 có 478 em học sinh, chia làm hai đoàn, đoàn 1 gồm các em học sinh lớp 6A1, 6A2, 6A5, 6A6, 6A8. Đoàn 2: gồm các em học sinh lớp 6A3, 6A4, 6A7, 6A9, 6A10. Đồng hành cùng đoàn tham quan trải nghiệm của nhà trường có các đồng chí đại diện cho Ban giám hiệu - cô giáo Nguyễn Ngọc Lan – Phó Hhiệu trưởng nhà trường, Ban thiếu nhi nhà trường - thầy giáo Trương Đức Long – Tổng phụ trách đội, các cô giáo là giáo viên chủ nhiệm của mười lớp 6.
Địa điểm tham quan thứ nhất là Đền Trấn Vũ – ngôi đền đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Đền Trấn Vũ có tên chữ là “Trấn Vũ quán” hay “Hiển linh Trấn Vũ quán”. Đền nằm ngay sát phía trong đê sông Hồng thuộc xóm Đìa, thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, nay thuộc tổ 5, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội
.
Đền Trấn Vũ - phường Thạch Bàn
Địa điểm thứ hai là Đình Lệ Mật. Đình Lệ Mật nằm trong một cụm di tích quốc gia bao gồm đình và chùa làng Lệ Mật, tại phố Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên.
Đình Lệ Mật - phường Việt Hưng
Học sinh đi theo hàng ngũ vào Đền Trấn Vũ- phường Thạch Bàn
Tại các di tích lịch sử, trong không khí trang nghiêm, học sinh đã tham gia lễ dâng hương cùng cán bộ, giáo viên nhà trường. Các em học sinh được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo thể hiện trình độ xây dựng, điêu khắc tinh xảo của ông cha ta ngày xưa.
Học sinh dâng hương Đình Lệ Mật – phường Việt Hưng
Học sinh tham quan kiến trúc Đền Trấn Vũ
Trong Đền Trấn Vũ, các em học sinh chiêm bái pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Đây là một trong hai pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh- Ba Đình, pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ ở Thạch Bàn là biểu hiện rực rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kỹ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ truyền (pho tượng đúc liền khối bằng đồng thau, mặt ngoài có sơn thếp. Tượng cao 3,8m; chu vi 8m; nặng 4 tấn. Tượng ở tư thế ngồi chân buông bệ, lưng thẳng, 2 đùi để hơi doãng, đầu đề trần, mặc áo Long bào đen có đai và 2 bàn chân không giầy, tay để trước ngực, xòe ngón trỏ trong tư thế ấn quyết, gươm Thất Tinh trong tay phải, mũi gươm chống trên lưng Rùa, mắt nhìn thẳng đầy nhãn lực).
Học sinh chiêm bái bức tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ
Chuyến tham quan trải nghiệm là một hoạt động học tập cho các em học sinh tìm hiểu về khu di tích lịch sử của địa phương, nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường văn hóa - xã hội - lịch sử, qua đó hình thành tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Với tinh thần hiếu học, các em học sinh chăm chú lắng nghe và ghi chép những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn. Những câu chuyện này rất gần gũi với chương trình môn Ngữ văn mà lớp các em đang học nên hoạt động trải nghiệm này với các em thật là có ý nghĩa sâu sắc.
Học sinh nghe Ban quản lý khu di tích giới thiệu về lịch sử Đền Trấn Vũ
Học sinh nghe Ban quản lý khu di tích giới thiệu về lịch sử Đình Lệ Mật
Không gian khu di tích rất đẹp, Học sinh các lớp đều muốn chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích.
Học sinh lớp 6A1 chụp ảnh tại Đình Lệ Mật
Học sinh lớp 6A2 chụp ảnh tại Đình Lệ Mật – phường Việt Hưng
Học sinh lớp 6A6 chụp ảnh tại Đình Lệ Mật
Học sinh lớp 6A5 chụp ảnh tại Đình Lệ Mật
Học sinh lớp 6A8 chụp ảnh tại Đình Lệ Mật
Học sinh lớp 6A3 chụp ảnh tại đền Trấn Vũ
Học sinh lớp 6A4 chụp ảnh tại đền Trấn Vũ
Học sinh lớp 6A7 chụp ảnh tại đền Trấn Vũ
Học sinh lớp 6A9 chụp ảnh tại đền Trấn Vũ
Học sinh lớp 6A10 chụp ảnh tại đền Trấn Vũ
Kết thúc buổi trải nghiệm tham quan di tích lịch sử địa phương, các em lên xe quay trở lại trường. Mặc dù, thời gian tham quan di tích không nhiều song buổi tham quan đã để lại trong lòng các em những kỉ niệm khó quên. Qua hoạt động trải nghiệm bổ ích này, các em học sinh có thêm nhiều vốn kiến thức về di tích lịch sử văn hóa, từ đó ý thức hơn trong việc tham gia bảo vệ di tích, bảo vệ di sản văn hóa nơi mình đang sinh sống và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Sau hoạt động trải nghiệm thú vị này, các em sẽ viết bài thu hoạch nói lên những ấn tượng, cảm xúc và hiểu biết của mình về hai địa danh- hai di tích lịch sử nổi tiếng trên địa phường Long Biên.